Các chỉ số đo lường hiệu quả của hoạt động đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp là gì?
Những chỉ số nào nói lên hiệu quả của hoạt động đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp?
Hiệu quả của hoạt động đào tạo và phát triển (L&D) thường được đánh giá dựa trên các chỉ số sau:
1. Chỉ số phản ánh sự thay đổi về hiệu suất lao động:
- Năng suất làm việc: Mức độ tăng năng suất của nhân viên sau khi tham gia đào tạo.
- Chất lượng công việc: Sự cải thiện trong chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ do nhân viên tạo ra sau khi được đào tạo.
- Tốc độ hoàn thành công việc: Thời gian hoàn thành nhiệm vụ có được rút ngắn sau khi đào tạo hay không.
Ví dụ: nhân viên A sau khi được đào tạo đã nâng mức hoàn thành KPI từ 70% lên 100%.
2. Nâng cao tỉ lệ hài lòng của nhân viên, góp phần giảm tỷ lệ nghỉ việc, giảm bớt chi phí tuyển dụng.
Ví dụ: % tăng của sự hài lòng về đào tạo của nhân viên, tỉ lệ nghỉ việc trước và sau khi triển khai chương trình đào tạo.
3. Chỉ số về sự phát triển của đội ngũ nhân sự:
- Số lượng và chất lượng của nhân sự kế thừa: Đánh giá số lượng nhân viên đủ năng lực để thăng tiến hoặc thay thế các vị trí quan trọng.
- Tỷ lệ thăng tiến nội bộ: Xem xét số lượng nhân viên được thăng chức hoặc đảm nhận vai trò mới sau khi tham gia các chương trình đào tạo.
4. Chỉ số về sự phát triển của đội ngũ nhân sự:
- Số lượng và chất lượng của nhân sự kế thừa: Đánh giá số lượng nhân viên đủ năng lực để thăng tiến hoặc thay thế các vị trí quan trọng.
- Tỷ lệ thăng tiến nội bộ: Xem xét số lượng nhân viên được thăng chức hoặc đảm nhận vai trò mới sau khi tham gia các chương trình đào tạo.
5. Chỉ số về tăng doanh thu, tối ưu chi phí, ROI:
Tăng doanh thu:
Đây là việc đo lường sự gia tăng doanh thu mà các hoạt động đào tạo mang lại.
- Ví dụ: Sau khi tổ chức một khóa đào tạo chuyên sâu về kỹ năng bán hàng cho đội ngũ nhân viên kinh doanh, doanh thu của công ty trong quý tiếp theo tăng 20% nhờ áp dụng kỹ năng bán hàng đã được học. Điều này cho thấy kỹ năng bán hàng được cải thiện đã đóng góp vào việc tăng doanh số bán hàng.
Tối ưu hóa chi phí:
Đánh giá việc giảm chi phí hoạt động do nhân viên làm việc hiệu quả hơn sau khi đào tạo.
Ví dụ: Sau khi nhân viên kỹ thuật tham gia khóa đào tạo về quy trình sản xuất mới, công ty giảm được 15% chi phí sản xuất do giảm thiểu sai sót và tiết kiệm nguyên vật liệu.
ROI (Return on Investment) của L&D:
Đây là việc tính toán xem lợi ích tài chính từ đào tạo so với chi phí bỏ ra như thế nào.
Ví dụ: Nếu công ty đầu tư 100 triệu đồng vào chương trình đào tạo cách xây dựng và tối ưu hóa quy trình sản xuất, sau đó hàng tháng công ty đã tiết kiệm được 200 triệu nhờ vào quy trình mới này ROI sẽ là 100%.
6. Chỉ số về hiệu quả hoạt động đào tạo:
- Chỉ số hoàn thành mục tiêu đào tạo:
Đây là việc đánh giá xem chương trình đào tạo có đạt được các mục tiêu ban đầu đặt ra hay không, bao gồm việc nâng cao kỹ năng, kiến thức, hoặc thay đổi hành vi làm việc của nhân viên.
Ví dụ: Mục tiêu của một khóa đào tạo là giúp nhân viên nắm vững kỹ thuật mới trong vòng 3 tháng. Sau khóa đào tạo, 90% nhân viên đã sử dụng thành thạo kỹ thuật này trong công việc hàng ngày, cho thấy mục tiêu đào tạo đã được hoàn thành.
- Phản hồi sau đào tạo:
Đây là việc thu thập ý kiến của nhân viên về chất lượng và tính hữu ích của chương trình đào tạo.
Ví dụ: Trước khi đào tạo tỉ lệ hài lòng của nhân viên ở hoạt động đào tạo và 70%. Sau khi thực hiện kế hoạch đào tạo thì tỉ lệ hài lòng đã tăng lên 90%.